Hướng dẫn, Đào tạo thu âm

Quy trình 12 bước thu âm mix nhạc của Lâm Phát Studio

Hướng dẫn sử dụng Cubase 5 PDF

Quy trình 12 bước thu âm mix nhạc

Quy trình các bước thu âm mix nhạc trong bài viết này được bắt nguồn từ kinh nghiệm làm phòng thu của Lâm Phát Studio sau nhiều năm làm nghề. Nội dung của bài viết mang tính chủ quan, tham khảo, không phải là tiêu chuẩn nên mọi người chỉ nên đọc để có thêm kinh nghiệm cho mình. Nếu thấy phù hợp và hiệu quả thì có thể áp dụng theo cách làm của Lâm Phát.

    1. THU ÂM: Hướng dẫn chọn bài, nhạc nền, giọng, cách hát. Để có 1 quá trình thu âm hoàn chỉnh thì việc đầu tiên là phải xác định được bài nhạc phù hợp với giọng. Sau đó sẽ chọn giọng (key) phù hợp. Để không quá cao hoặc quá thấp với tầm cử giọng của người hát. Tiếp theo lâm Phát sẽ tư vấn cách hát phù hợp trong quá trình thu âm.
    2. Tiến hành thu âm giọng hát chính (lead vocal): Tiếp theo sẽ là thu âm giọng hát chính

      phòng thu lâm phát studio

                                                         Thu âm tại phòng thu Lâm Phát

    3. Tiến hành thu âm bè, giọng nền (background vocal): Sau khi thu âm giọng hát chính thì việc thu thêm các track backing vocal sẽ giúp cho bài hát đầy đặn, hỗ trợ thêm cho phần giọng hát chính.
    4. MIXING: Làm sạch tạp âm (vang phòng, tạp âm môi trường). Chúng ta bắt đầu công đoạn mixing với việc loại bỏ tạp âm nếu có. Mọi người có thể tham khảo thêm video lọc tạp âm của Lâm Phát tại Đây
    5. Chỉnh chênh phô, lệch nhịp… bằng melodyne. Đây là công đoạn chiếm nhiều thời gian nhất trong qua trình thu âm mix nhạc. Thông thường mất khoảng 1,5h- 3h cho việc chỉnh phô, kéo nhịp. Melodyne bản 5 mới nhất có rất nhiều công cụ hỗ trợ hữu ích cho chũng ta xử lý vocal một cách chuyên sâu hơn. Mọi người có thể tham khảo thêm video hướng dẫn sử dụng Melodyne:
    6. Autotune – làm mượt vocal: Sẽ thật thiếu sót nếu không sử dụng autotune để làm giọng hát ca sĩ mượt mà hơn.Auto Tune Pro Macbook Compressed 1
    7. Cân bằng gain input bản thu vocal.
    8. Dùng channel strip (chuỗi các plugin tích hợp). Mục đích cân bằng tổng thể vocal trước khi tác động cụ thể từng dải tần số.
    9. Compressor – cân chỉnh mức dynamic. Thông thường mình sẽ dùng 2 cái compressor
    10. Equalizer – Cân chỉnh tần số, âm sắc giọng hát, cắt tần nhạc nền. Các bạn nhớ cắt tần số xấu trước khi tăng nhé.
    11. De-esser – giảm âm xuýt. Mình dùng công cụ này sắc xuất thường xuyên phải trên 95% đấy.
    12. Thêm Saturation. Bước này rất thú vị. Bạn sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt âm sắc của vocal sau khi bỏ plugin này vào. Mọi người có thể xem thêm video về Saturation tại Đây nhé
    13. Reverb – tái tạo không gian theo chiều sâu. Việc dùng reverb phải phù hợp với không gian bản nhạc nền.
    14. Delay – tái tạo không gian theo chiều rộng. Các bạn nhớ đo tempo nhạc nền để chọn delay phù hợp nhé
    15. Cân bằng âm lượng, tạo headroom cho công đoạn mastering. Mức âm lượng trước khi master nằm trong khoảng -6 DBFS. Mục đích là chừa 1 khoảng âm lượng để không bị clip khi đặt thêm các plugin trong thanh main out
    16. MASTERING: Multiband compressor: nén tổng thể bản mix. Các bạn nhớ nén với Ratio thấp thôi nhé     ( 2:1-3:1)Auto Tune Pro Macbook Compressed 1
    17. Equalizer: Cân chỉnh lại màu sắc bài hát theo thể loại.
    18. Saturation. Để đơn giản thì mọi người có thể dùng preset có sẵn trong các plugin.
    19. Imager: Làm rộng không gian. Kiểu như nó sẽ tách âm thanh rộng ra hai bên tai
    20. Limitter: Có 2 mục đích. Thứ nhất là tăng âm lượng bản mix. Thứ 2 là không để âm thanh bị clip. Âm thanh digital mà bị clip là coi như “fail toàn tập”.

Quy trình thu âm mix nhạc lấy từ kinh nghiệm thực tế công việc của phòng thu Lâm Phát Studio. Để rút ngắn thời gian học và không phải tự tìm tòi kiến thức thì mọi người có thể đăng kí các khóa học thu âm mix nhạc của Lâm Phát Sudio tại ĐÂY

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *