Mẹo văt thiết bị âm thanh

Nguyên nhân micro bị hú và cách khắc phục

micro bị hú

Micro là dụng cụ quen thuộc trong nhiều đám tiệc, phòng karaoke hoặc trong gia đình. Nếu bạn đã sử dụng thì chắc chắn sẽ gặp trường hợp micro bị hú phát ra từ loa rất khó chịu. Gặp trường đó nhiều ông bực muốn đập luôn cái micro cho đỡ chán. Hiểu được điều đó, Lâm Phát Studio chia sẻ những nguyên nhân micro bị hú và cách khắc phục đến các bạn. Cùng tìm hiểu tiếp nhé!

Một số nguyên nhân micro bị hú 2021

Đầu tiên, bạn nên hiểu vấn đề cốt lõi là micro bị hú nó thuộc âm bass nằm trong khoảng tần số từ 20Hz đến 200Hz. Còn tiếng micro nghe “rít rít” thuộc âm treble, nằm trong khoảng 6kHz đến 20kHz.

micro bị hú

Các số liệu mới nhất cho thấy, hiện nay có đến 95% người sử dụng thiết bị âm thanh thường xuyên gặp phải tình trạng này và tình trạng Micro rú rít đang là mối lo ngại của nhiều gia đình mới bắt đầu chơi âm thanh. Cũng bởi hiện tượng này sẽ làm giảm đáng kể tuổi thọ của loa và một số thiết bị khác trong dàn âm thanh. Và dưới đây là một số nguyên nhân micro bị hú 2021

01. Vị trí micro hướng thẳng và gần loa

Tiếng hú của micro thường xuyên xảy ra nhất là do vị trí của micro đối diện và gần với vị trí đặt của loa. Cái này bạn nào hay đi karaoke nếu chịu để ý sẽ phát hiện ra ngay. Bởi khi bạn hát, micro thu âm và phát ra loa, vô tình âm thanh phát ra từ loa lại được micro thu âm lại và khuếch đại lên theo cấp số nhân. Cứ thế tạo ra nhiều vòng tuần hoàn như vậy, gây ra hiện tượng micro bị hú.

02. Sự xuất hiện sự cộng hưởng âm thanh

Sự cộng hưởng âm thanh hay còn gọi là tần số cộng hưởng liên quan đến không gian trong phòng. Sự xuất hiện sự cộng hưởng âm thanh cũng là nguyên nhân khiến micro bị hú. Khi đó mọi đồ vật, diện tích căn phòng, kiểu thiết kế trong phòng cũng đều có khả năng dội lại âm thanh khi loa phát ra. Nó làm cho micro thu nhiều tạp âm dẫn đến xuất hiện tiếng hú.

Một ví dụ mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy chính là để con ốc có kích thước to nhỏ khác nhau áp vào tai. Khi đó bạn sẽ nghe được tiếng hú của âm thanh phát ra.

03. Lỗ thoát hơi micro bị nghẽn hoặc cầm mic không đúng cách

Hầu hết các micro hiện nay đều có lỗ thoát hơi được thiết kế phía sau màng nhún của micro. Khi micro bị hú, có thể lỗ thoát hơi đang bị bịt kín, nên xuất hiện âm thanh cộng hưởng diễn ra bên trong thân micro.

Ngoài ra, việc bạn vô tình để tay của mình che ăng ten của loại micro không dây hoặc đặt micro sát miệng cũng là nguyên nhân micro bị hú.

04. Thiết bị âm thanh thiếu công suất

Ở phần này, nếu các tín hiệu âm thanh không nằm trong Headroom dự trữ và đạt đến độ Clip nên làm cho âm thanh bị méo, gây tiếng hú. Hay nói dễ hiểu hơn là micro không đủ công suất để đáp ứng nhu cầu cho người sử dụng, cũng là nguyên nhân làm cho micro bị hú.

Ngoài micro, thì amply hoặc các thiết bị khuếch đại âm thanh, nếu thiếu công suất cũng sẽ khiến loa hoạt động với âm lượng không đủ mạnh mẽ và cũng phát sinh ra tiếng hú.

micro bị hú

Cách khắc phục tình trạng micro bị hú rít

Với những nguyên nhân làm cho micro bị hú đã được liệt kê phía trên, bạn có thể tìm cho mình cách khắc phục đơn giản nhất. Dưới đây là một số cách khắc phục phổ biến nhất mà Lâm Phát Studio hay hướng dẫn khách hàng của mình.

  • Chặn đường hồi tiếp bằng cách đặt micro và loa xa nhau hoặc tránh hướng bắt micro.
  • Giảm nhỏ âm lượng hoặc tắt luôn.
  • Giảm tần số hồi tiếp bằng cách giảm echo.
  • Giảm tần số gây hí bằng EQ, đây được coi là cách tốt nhất nhưng phải được luyện tập và có kiến thức.
  • Tăng thêm công suất và loa cho hệ thống.
  • Tuân thủ một số nguyên tắc khi lắp đặt loa trong dàn karaoke gia đình. Vị trí đặt loa làm sao cho mặt loa không hướng vào bắt âm thanh của mic. Chú ý mic càng xa loa càng tốt và mặt loa thì nên hướng về phía người nghe.
  • Xử lý tiêu âm trong phòng karaoke cho chất lượng âm thanh trong dàn karaoke chuyên nghiệp hơn.

Bây giờ thì bạn hoàn toàn hiểu được tại sao Micro bị hú rồi chứ? Một số cách khắc phục ở trên mà bạn có thể áp dụng ngay cho dàn âm thanh của mình. Nếu đã áp dụng mà vẫn chưa cải thiện được tình trạng mic bị hú, thì bạn hãy inbox Lâm Phát Studio ngay để được hỗ trợ sớm nhất nhé!

Xem thêm: Top 05 micro thu âm, live stream tốt nhất 2021

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *