Nhiều người mới bắt đầu sự nghiệp thu âm thường băn khoăn không biết nên chọn loại micro nào cho phù hợp. Và dễ bị nhầm lẫn giữa các loại micro thông dụng hiện nay. Bài viết dưới đây của Lâm Phát Studio sẽ chia sẻ đến các bạn Condenser Microphone là gì? Và cách phân biệt hai dòng micro Condenser và Dynamic.
Condenser Microphone là gì?
Trả lời “Condenser Microphone là gì?” – Mic condenser hay còn được gọi là mic điện dung. Loại Micro có độ nhạy cực cao, khả năng bắt âm chính xác, âm sắc đầy đủ, và không bị hao bass dù ở khoảng cách xa.
Micro condenser còn có tên gọi khác là Micro dạng tụ bởi màng của nó có nguyên lý hoạt động như một tụ điện. Khi âm thanh đến màng sẽ tạo ra những rung động, màng thu hấp thụ và chuyển hóa chúng thành những tín hiệu âm thanh. Vì vậy nên dòng Micro này phải cần nguồn điện từ 9V-50V từ pin hoặc nguồn phantom của Mixer để có thể hoạt động.

Micro thu âm Condenser Tasktar PC K850
Condenser Microphone là gì? – Thường được sử dụng trong các phòng thu âm để có được âm thanh chuấn nhất. Là micro thu âm chuyên nghiệp, và phù hợp với các dàn karaoke chuyên nghiệp.
Phân biệt Micro condenser và Micro dynamic
Để hiểu hơn “Condenser Microphone là gì?” – Thì chúng ta nên biết cách phân biệt giữa Micro Consider và Micro Dynamic.
Micro condenser và micro dynamic là hai loại mic phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, để chọn được loại phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng thì chúng ta cần biết phân biệt chúng. Dựa trên những điểm khác nhau từ cấu tạo và ứng dụng của hai loại mic này.
Dynamic micro | Condenser micro |
Không cần nguồn cung cấp như pin hay Phantom Power (trên mixer) | Phải có nguồn điện cung cấp như pin hoặc Phantom Power (trên mixer) |
Có kích cỡ bình thường như chúng ta thường gặp | Có kích cỡ thay đổi từ rất nhỏ (như micro cài áo) đến lớn như micro dùng để thu |
Độ nhạy thấp | Độ nhạy cao, và khả năng hút xa |
Giải tần giới hạn (thông thường từ 50Hz đến 16kHz) | Giải tần rất cân bằng từ 20Hz đến 20kHz |
Khoảng dynamic nhỏ (xem ghi chú) | Khoảng dynamic rộng |
Bị mất bass khi để micro xa | Không bị mất bass khi để micro xa |
Không thay đổi được Polar pattern và giải tần trên micro | Thay đổi được polar pattern và giải tần trên micro |
Âm sắc ngọt và mềm | Âm sắc trung thực |
Ứng dụng : Thường dùng cho ca sĩ | Ứng dụng : Thường dùng cho diễn thuyết, nhạc cụ, hợp ca… |

Phân biệt Micro Condenser và Micro Dynamic
Phân biệt dựa vào tần số đáp ứng
Trong khi Micro Condenser được thiết kế phù hợp với những âm thanh thuộc dải tần số cao như guitar, piano,… Thì Micro dynamic lại hoạt đông tốt hơn ở những dải tần số thấp như trống, guitar điện,…
Phân biệt dựa vào kích thước và đặc tính của màn thu
Màng thu của Micro Condenser có độ dày và trọng lượng nhẹ hơn hẳn so với Dynamic. Do đó Micro Condenser được chuyên dùng để tinh chỉnh những âm thanh thuộc dải tần cao hơn là Micro Dynamic.
Năng lượng hoạt động
Micro Condenser cần có nguồn cấp năng lượng từ bên ngoài nên mẫu Micro này có được độ nhạy tốt hơn và có thể thu được nguồn âm có ít năng lượng hơn Micro Dynamic.

Phân biệt Condenser Microphone và Dynamic Microphone
Độ bền
Lớp màng thu của Micro Condenser rất mỏng và nhẹ. Nên rất dễ vỡ nhất là khi áp suất âm thanh quá cao. Dễ bị ảnh hưởng đến khả năng hoạt động nếu chẳng may bị va đập.
Ngược lại thì Micro Dynamic có đồ bền cao hơn. Thường được lựa chọn cho những dàn âm thanh hội trường sân khấu, karaoke gia đình,… Bên cạnh đó Micro dynamic còn có khả năng thích nghi tốt với nhiều môi trường khác nhau.
Giá cả
Micro Dynamic có mức giá khá cao so với micro Condenser. Tuy nhiên cả hai dòng micro này đều có đa dạng từ dòng bình dân đến cao cấp để người dùng có thể thoải mái lựa chọn.
Mong rằng bài viết vừa rồi của Lâm Phát Studio sẽ giúp các bạn trả lời được câu hỏi Condenser Microphone là gì? Và biết cách phân biệt hai dòng micro Condenser và Dynamic.
Có thể bạn quan tâm Các dòng Micro Condenser tại Lâm Phát Studio